3 cách khắc phục dành cho trẻ sợ nước vô cùng hiệu quả

ky-thuat-lay-hoi-khi-boi

Để giúp cho con yêu phát triển cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ tốt hơn, các bậc phụ huynh thường cho các bé học bơi cơ bản ngay từ nhỏ. Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng khi đa số các bé đều có tâm lý sợ nước khi lần đầu xuống bể bơi. Vậy chúng ta phải làm sao để khắc phục tâm lý sợ nước ở trẻ nhỏ?

Cách khắc phục trẻ sợ nước hiệu quả

1.Cho bé tập thích nghi với nước khi tắm

Việc bạn bảo vệ con quá kỹ như sợ nước rơi vào tai, mắt con của các bậc phụ huynh đôi khi lại vô tình gây ra một tâm lý sợ nước, lại khiến bé khó học bơi về sau.  Vì vậy trong quá trình tắm cho bé, bạn có thể xả nhẹ nước lên đầu, tai, mặt, miệng để bé làm quen với áp lực của nước giúp bé không bị hoảng sợ khi con học bơi sau này. Mặc khác, khi tắm gội bạn có thể cho bé chơi đồ chơi và nghịch nước để đánh lạc hướng cảm giác sợ nước, khiến bé cảm thấy an toàn và thoải mái hơn khi tiếp xúc nhiều với nước. Nếu khắc phục được chứng sợ nước cho bé thì quá trình dạy bơi cơ bản về sau của bé dễ dàng hơn rất nhiều.

5 lý do nên cho trẻ học bơi càng sớm càng tốt
Tạo điều kiện cho trẻ thích nghi với nước

2.Chọn lớp cô giáo dạy bơi

Trẻ em thường có xu hướng cảm thấy an tâm và thích thú hơn khi được các cô giáo dạy bơi. Vì vậy, có thể bạn nên ưu tiên chọn lớp có cô giáo dạy bơi cho con yêu của mình để một phần làm giảm sự sợ hãi của bé. Những lần đầu tiên đưa con đi bơi, bạn hãy ngồi lại để xem bé luyện tập để các cô cậu nhỏ sẽ thấy an tâm hơn khi có bố mẹ bên cạnh mình. Tốt nhất, nếu có thể thì bạn xuống nước cùng bé để vừa giám sát bé tốt hơn, vừa giúp bé tự tin học kĩ năng bơi lội.

3.Có thể cho bé sử dụng bể bơi mini tại nhà trước

Những bể bơi mini thường có màu sắc khá sặc sỡ thu hút khiến bé rất thích thú. Cho bé sử dụng các bể bơi nhỏ như thế này trước sẽ giúp bé cảm nhận được sức nổi của nước, tập điều khiển cơ thể mình để thích nghi với nước . Mặt khác, việc chơi đùa, tiếp xúc với nước tại nhà khi có người lớn ở bên cạnh sẽ tạo cảm giác an tâm cho bé hơn, dần dần bé sẽ tự khắc phục tâm lý sợ nước của mình.

7 bước trong cách dạy bơi cho trẻ sợ nước an toàn, đúng cách

Để cách dạy bơi cho trẻ sợ nước đúng, bố mẹ cần tham gia một khóa học dạy bơi. Việc này giúp bạn hiểu rõ hơn về cách dạy bơi và những điều cần lưu ý khi dạy bơi cho con trẻ. Dưới đây chính là 7 bước trong cách dạy bơi cho trẻ sợ nước an toàn, đúng cách mà bạn có thể tham khảo thêm.

1. Cho trẻ làm quen với nước – việc đầu tiên giúp trẻ sợ nước thay đổi

Cho trẻ làm quen với nước bằng cách giữ trẻ dưới cánh tay và đưa đi vòng quanh hồ bơi. Trong lúc này bạn có thể trò chuyện với con để khiến con cảm thấy thoải mái và thích thú khi ở môi trường mới lạ. Đây là một cách giúp trẻ làm quen với nước nhanh chóng và an toàn nhất và hỗ trợ giảm tối đa trẻ sợ nước.

2. Hướng dẫn con tập đập chân dưới nước

cach-khac-phuc-danh-cho-tre-so-nuoc

Sau khi con đã làm quen với nước, trẻ sẽ tiếp tục được học cách đập chân dưới nước. Bạn cho trẻ bám vào thành bể hoặc bậc cầu thang ở hồ bơi rồi hướng dẫn cho trẻ cách đập chân dưới nước đều đặn. Nếu khó để trẻ bám vào thành hồ thì bạn có thể giữ hai tay cho con, tạo điểm tựa cho con có thể đập chân. Nếu trẻ lớn hơn chút, bạn cũng có thể chuẩn bị cho con chiếc phao xốp cầm tay.

3. Cho trẻ tập thổi bong bóng dưới nước

Tập thổi bóng dưới nước chính là lúc cả cơ thể trẻ sẽ phải tiếp xúc với nước. Đầu tiên, bạn hướng dẫn con úp mặt xuống nước rồi từ từ thở ra những bọt nước. Tập cho trẻ làm quen dần với động tác này rồi hãy cho trẻ lặn lâu hơn khi đã quen. Song song với đó bạn cũng nên tập cho con mở mắt dưới nước bằng việc tổ chức một số trò chơi. Trong quá trình chơi sẽ giúp con dần làm quen và giảm bớt sợ hãi khi dưới nước và phát triển một số kỹ năng khác nữa.

4. Cách dạy bơi cho trẻ sợ nước – Tập cho trẻ kỹ thuật quạt tay

cach-khac-phuc-danh-cho-tre-so-nuoc

Hướng dẫn trẻ kết hợp quạt tay dưới nước là bước tiếp theo khi dạy con học bơi. Bạn vòng tay qua ngang hông giữ cho con thăng bằng trên nước và đồng thời hướng dẫn con luyện tập kỹ thuật quạt tay thế nào. Để con học nhanh, dễ hiểu hơn bạn có thể làm mẫu trước khi để con học. Sau khi đã quạt tay thành thục rồi thì bạn hướng dẫn cho con kết hợp cả hai động tác tay và chân.

5. Hướng dẫn con bơi được các đoạn ngắn

Sau khi đã tập thành thục các động tác trên rồi bạn bắt đầu cho con học làm quen bơi các đoạn ngắn. Việc này hỗ trợ con làm quen với môi trường nước khi không có người lớn giúp đỡ và cũng giúp con học bơi nhanh hơn. Khi đã bơi được đoạn ngắn rồi thì bạn có thể tăng dần khoảng cách lên để con bơi các quãng đường dài hơn.

6. Cho trẻ tập thở dưới nước – cách tránh tối đa “trẻ sợ nước” 

Tập thở dưới nước là bước rất quan trọng khi tập bơi cho trẻ. Bạn hướng dẫn kỹ cho con cách nâng và hạ đầu dưới nước. Khi đã biết cách thở dưới nước thì các con sẽ dễ dàng bơi được xa hơn. Và đặc biệt hơn là khi con hít thở đúng thì con sẽ không bị sặc nước – nguyên nhân chính gây ra việc “trẻ sợ nước”.

khoa-hoc-boi-cho-tre-em-nhanh-va-an-toan-tai-ha-noi
Cho trẻ tập thở và lấy hơi dưới nước

7. Hướng dẫn trẻ cách nhảy trên bờ xuống dưới nước

Để hoàn thành được các kỹ năng bơi lội cơ bản bạn nên dạy con cách nhảy từ trên thành hồ xuống nước như thế nào là đúng. Bạn phải chờ sẵn dưới nước để đỡ con khi trẻ bắt đầu nhảy từ trên xuống. Sau đó, hãy giãn dần khoảng cách ra để con có thể bơi đến chỗ bạn được xa hơn nữa.

Các lưu ý khi dạy bơi cho trẻ sợ nước

Để quá trình học bơi cho trẻ sợ nước diễn ra an toàn và hiệu quả nhất, bố mẹ cần lưu ý các điều sau:

  • Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng khi đi bơi như: quần áo bơi, kính bơi, mũ bơi. Đặc biệt đối với trẻ thì cần phải có kính bơi. Bởi khi đeo kính bơi các con có thể quan sát và học bơi tốt hơn. Đồng thời đây cũng là một cách tốt để bảo vệ đôi mắt của trẻ. Khi con đeo kính bơi con sẽ có thể mở mắt nhìn dưới bể cũng làm giảm trình trạng trẻ sợ nước.
  • Lựa chọn bể bơi có chất lượng nước và dịch vụ bể bơi tốt. Việc chọn bể bơi có chất lượng nước sạch sẽ vô cùng quan trọng. Bạn nên chọn những bể bơi trong, nước không có mùi lạ, có thể nhìn xuống dưới đáy bể. Khi trẻ mới học bơi đôi khi sẽ uống phải nước ở bể bơi. Do đó để bảo vệ cho trẻ, bạn nên chọn bể bơi chất lượng nước tốt.
  • Khi học bơi cùng với huấn luyện viên thì không nên cho trẻ học bơi quá đông trong cùng một ca. Bởi khi học quá đông, huấn luyện viên cũng khó quan sát kỹ được trẻ, dẫn tới việc học không hiệu quả. Đồng thời, khi có sự cố xảy ra sẽ không xử lý kịp thời. Cho trẻ học trong ca với số lượng người vừa phải(3-5 người) sẽ giúp con có thể thoải mái học bơi mà vẫn có sự ganh đua, cố gắng cùng với bạn khi học.
  • Chọn một trung tâm dạy bơi uy tín, chất lượng rất quan trọng. Chọn trung tâm cần đáp ứng được yêu cầu cơ bản khi dạy bơi cho trẻ để vừa đảm bảo an toàn cho con mà vẫn có chất lượng giảng dạy tốt để trẻ sợ nước học được.
  • Tuyệt đối phải tuân thủ các bảng chỉ dẫn nguy hiểm trong khu vực bể bơi.
  • Không bơi sau khi ăn no, nên ăn nhẹ trước khi bơi. Không nên bơi khi trời đang quá nắng.
  • Cần tắm gội một cách sạch sẽ, nên nhỏ nước muối sinh lý để rửa sạch mắt sau khi bơi lội.

Có thể bạn quan tâm

SUN Pool hệ thống bể bơi 4 mùa cao cấp cho cả gia đình.

  • Trang chủ: SUN Pool – Bể bơi 4 mùa bậc nhất Hà Nội
  • Fanpage: SUN Pool – Học viên bơi lội
  • Cơ sở 1: Tòa nhà Sky Park Residence – Tầng 6 – Tháp A – Số 3 Tôn Thất Thuyết – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Cơ sở 2: Tòa nhà Hateco Laroma – Tầng 6 – 157B Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
  • Cơ sở 3: Tòa nhà Grandeur Palace – Tầng 2 & 22 – 138B Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội
  • Cơ sở 4: Toà nhà Thống Nhất Complex – 82 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội
0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *