Đi bơi bị nước vào tai -Nguyên nhân và cách khắc phục

cach-chua-nuoc-vao-tai-khi-di-boi-1

Bơi lội là một hoạt động thể thao dưới nước được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, việc bơi lội dưới nước chính là một nguyên nhân khiến cho nước bị vào tai. Nếu đi bơi bị nước vào tai mà không được xử lý đúng cách, có thể sẽ gây ra ngứa tai, ù tai, thậm chí là viêm nhiễm. Vì vậy phải làm như thế nào để giải quyết được vấn đề đi bơi bị nước vào tai? Cùng SUN Fitness & Pool tìm hiểu bài viết ở dưới đây để có câu trả lời nhé.

Cảm giác khó chịu kéo dài từ tai tới hàm hay cổ họng là dấu hiệu điển hình của việc nước đang bị mắc kẹt trong tai. Kèm theo đó là vấn đề về thính giác và âm thanh nghe giống như bị nghẹt. Đi bơi nước vào tai cũng là một trong các nguyên nhân dễ dẫn đến vấn đề này.

Thông thường, chúng ta vẫn hay để tình trạng này sẽ tự biến mất theo thời gian hoặc xử trí nhưng sai cách. Nhưng điều này lại cực kỳ nguy hiểm, nó có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng nghe của bạn cũng như nguy cơ bị viêm nhiễm bên trong bộ phận này.

cach-chua-nuoc-vao-tai-khi-di-boi

Tại sao khi đi bơi dễ bị nước vào tai?

Nguyên nhân chính dễ khiến cho nước bị vào tai là do bộ phận này không được bảo vệ một cách triệt để khi đi bơi. Khi đó, nước sẽ xâm nhập vào bên trong tai, tồn đọng và mắc kẹt vào bên trong ống tai.

Nước đọng trong tai ban đầu sẽ chỉ hơi gây khó chịu. Tuy nhiên nếu nước không tự thoát ra hoặc không xử lý ngay được thì rất dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm phát triển. Đi bơi bị nước vào tai dễ gây ra tình trạng viêm, sưng tấy hay nguy hiểm hơn nữa là chứng “viêm tai ngoài” cấp tính.

Những đối tượng dễ khi đi bơi bị nước vào tai

1. Người bị eczema

Eczema là một bệnh viêm da ở lớp nông của da xảy ra do các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, thường sẽ xảy ra khi thời tiết giao mùa. Nên đây là một trong các đối tượng có nguy cơ bị nước vào tai và viêm tai cao hơn.

2. Người đã có tiền sử bị viêm tai

cach-chua-nuoc-vao-tai-khi-di-boi

Nước hồ bơi vào tai làm dễ có nguy cơ khiến cho những người có tiền sử bệnh lý này trở nên càng nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, nên cần đặc biệt chú ý để bảo vệ cho sức khỏe của chính bản thân mình.

3. Trẻ em dưới 3 tuổi

Ở độ tuổi này bộ phận tai của trẻ vẫn còn khá yếu, chưa thể ngăn cản hoàn toàn được sự xâm nhập của các loại vi khuẩn có hại. Vì thế, trẻ em dưới 3 tuổi chưa nên cho đi bơi, bởi đây cũng là đối tượng có nguy cơ cao dễ nhiễm các bệnh viêm tai giữa cấp.

Cách chữa nước vào tai khi bơi sao cho đúng cách

Bên trong tai luôn có một chất sáp không thấm nước được gọi là ráy tai. Nếu bạn vô tình để lọt nước vào trong tai thì lượng nước này cũng sẽ tự động chảy ra ngược ngoài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nước không thoát được mà ở lại trong tai quá lâu thì sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu. Dưới đây là một số cách chữa nước vào tai khi bơi:

Cách 1: Sử dụng khăn mềm lau khô phần bên ngoài, sau đó dùng tăm bông thấm nhẹ nhàng bên trong lỗ tai, cho đến khi tai hết nước đọng.

Cách 2: Sử dụng máy sấy tóc của bạn để sấy khô tai. Thực hiện các bước như sau: Bật máy sấy ở chế độ nhỏ nhất rồi hướng máy về phía tai, để cách xa khoảng tầm 30cm. Kéo dái tai xuống và di chuyển máy sấy lên xuống, điều này sẽ giúp bay hơi nhanh hơn lượng nước mắc kẹt ở trong tai.

cach-chua-nuoc-vao-tai-khi-di-boi

Cách 3: Nằm nghiêng hoặc nghiêng người về bên tai có nước trong một vài phút để nước tự động chảy ra ngoài. Bạn có thể để lót một chiếc khăn mềm ngay dưới tai để lau khô.

Cách 4: Nghiêng đầu sang bên tai bị nước dính vào và nhẹ nhàng kéo dái tai xuống. Điều này sẽ một phần giúp ống tai thẳng ra và nước chảy sẽ ra ngoài dễ dàng hơn.

Cách 5: Pha loãng một loại dung dịch là hydrogen peroxide với nước. Mỗi lần dùng thì chúng ta nên nhỏ từ 3-4 giọt dung dịch vào trong tai. Sau từ 2-3 phút, nghiêng đầu về bên tai bị nước đọng vào để chất lỏng thoát ra.

Cách chữa nước vào tai khi bơi

1. Chuẩn bị đầy đủ trang phục bơi

Trước khi đi bơi phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết khi bơi tránh bị quên. Bên cạnh quần áo bơi, kính bơi nên chuẩn bị thêm cả khăn mềm, mũ bơi và nút ống tai để tránh cho nước lọt vào các bộ phận bên trong tối đa.

2. Bơi ở môi trường nước sạch – cách chữa nước vào tai khi bơi hiệu quả

Để tránh bị nhiễm khuẩn gây viêm tai, hãy lựa chọn những địa điểm bể bơi có chất lượng nước luôn sạch sẽ, đảm bảo. Bởi vì nếu nước không đạt tiêu chuẩn, có số lượng vi khuẩn cao là khả năng nguy hiểm dẫn đến bị nhiễm khuẩn, gây bệnh cho người học và bơi.

cach-chua-nuoc-vao-tai-khi-di-boi

3. Lau thật khô và vệ sinh tai sạch sẽ

Sau khi bơi, nên nghiêng đầu sang hai bên để cho nước thoát ra ngoài. Sử dụng khăn mềm lau khô phần nước còn đọng lại trong tai. Sau đó, vệ sinh tai bằng dung dịch muối loãng hoặc thuốc nhỏ tai để tránh được nguy cơ bị nhiễm khuẩn hoàn toàn.

4. Vệ sinh ráy tai

Ráy tai có tác dụng bảo vệ tai khỏi các nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập. Bộ phận này sẽ đẩy nước ra và không cho phép nước  đọng lại trong ống tai. Vì vậy, bạn cần phải đảm bảo ráy tai luôn sạch sẽ, không bị bít hay tắc nghẽn. Nếu tình trạng này đang xảy ra nặng, hãy nhờ đến sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên khoa để giải quyết triệt để nhanh chóng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về “Nguyên nhân khi đi bơi bị nước vào tai và cách xử lý đúng”. Hy vọng với những chia sẻ trên của SUN Fitness & Pool sẽ giúp bạn có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích đảm bảo an toàn nhất cho bản thân khi đi bơi.

Tổng kết về địa chỉ học bơi Hà Nội uy tín

cach-chua-nuoc-vao-tai-khi-di-boi

Như vậy, qua bài viết trên đây SUN Fitness & Pool đã cùng bạn đọc tìm hiểu nguyên nhân dễ đi bơi bị nước vào tai. Qua đây, nếu muốn luyện tập hoặc đăng ký các khóa học bơi cho trẻ hoặc gia đình, hãy tìm tới một trong số những cơ sở của SUN Fitness & Pool nêu trên. Chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời tại SUN Fitness & Pool.

Nên chọn một bể bơi sạch sẽ, thoáng đãng để có thể hạn chế tối đa tình trạng viêm tai. Bởi vì nguồn nước bẩn cũng là thủ phạm lớn khiến bạn bị các bệnh về tai.

Có thể bạn quan tâm

SUN Pool hệ thống bể bơi 4 mùa cao cấp cho cả gia đình.

  • Trang chủ: SUN Pool – Bể bơi 4 mùa bậc nhất Hà Nội
  • Fanpage: SUN Pool – Học viên bơi lội
  • Hotline: 0899 366 899
  • Cơ sở 1: Tòa nhà Sky Park Residence – Tầng 6 – Tháp A – Số 3 Tôn Thất Thuyết – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Cơ sở 2: Tòa nhà Hateco Laroma – Tầng 6 – 4A Huỳnh Thúc Kháng – Đống Đa – Hà Nội
  • Cơ sở 3: Tòa nhà Grandeur Palace – Tầng 2 & 22 – 138B Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội
  • Cơ sở 4: Tòa nhà NHS Center – Tầng 4 – 214 Hào Nam – Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội
  • Cơ sở 5: Thống Nhất Complex – 82 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội
5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *