Những nguyên tắc vàng khi bơi lội ngày nắng nóng bạn nên ghi nhớ

nhung-nguyen-tac-vang-khi-boi-loi

Mùa hè đã gần tới, hoạt động bơi lội đã dần trở lại. Việc đi bơi sẽ diễn ra liên tục nhằm giải tỏa cơn nóng trong mùa hè oi ả. Nhưng việc tham gia bơi lội phải tiếp xúc với nước bể bơi và ảnh năng tiềm ẩn rất nhiều nguy hại đến da, tóc và sức khỏe của bạn. Sau đây, SUN Pool sẽ gửi đến bạn những nguyên tắc vàng khi bơi lội ngày nắng nóng để bạn cùng tham khảo. Cùng đi vào bài viết để tìm hiểu những nguyên tắc này nhé!

Những nguyên tắc vàng khi bơi lội ngày nắng nóng

Sau đây sẽ là những nguyên tắc vàng khi bơi lội ngày nắng nóng mà bạn cần ghi nhớ để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Thoa kem bảo vệ da trước khi tới bể bơi

nhung-nguyen-tac-vang-khi-boi-loi
Thoa kem chống nắng trước khi bơi

Theo khuyến cáo của Quỹ Ung thư da quốc tế, cách bảo vệ da tốt nhất là bạn nên thoa kem bảo vệ da trước khi tham gia bơi lội. Bạn nên thoa kem chống nắng để kem có tác dụng hiệu quả nhất trước khi tiếp xúc với làn nước tươi mát. Và việc thoa kem toàn thân cho trẻ cần lặp lại sau mỗi 2 giờ.

Mặc phao bơi

nhung-nguyen-tac-vang-khi-boi-loi
Mặc phao bơi khi xuống nước

Người lớn thường “phó mặc” an toàn của con trẻ cho những chiếc phao bơi, thế nhưng theo các huấn luyện viên bơi lội thì chúng ta không nên quá tin tưởng vào phao bơi làm công cụ an toàn dưới nước. Và lời khuyên của những chuyên gia này là bạn nên tách phao bơi khỏi trẻ càng sớm càng tốt. Cách tốt nhất là bạn nên cho trẻ học bơi để trẻ có thể tự rèn luyện và tự đảm bảo an toàn cho mình dưới nước.

Làm sạch nước trong tai khi lên bờ

nhung-nguyen-tac-vang-khi-boi-loi
Làm sạch nước trong tai khi lên bờ

Thường thì bơi lội sẽ dễ bị nước vào tai, thế nhưng việc quan trọng hơn là bạn nên nhanh chóng làm sạch nước trong tai sau khi bơi lội. Tai thường dễ bị nhiễm trùng và hàng năm có hàng triệu lượt khám tai do lây nhiễm vi trùng từ các bể bơi. Để ngăn ngừa nguy cơ này, hãy nghiêng đầu và đồng thời kéo căng tai để nước trong tai chảy ra hết, sau đó dùng khăn lau sạch nước.

Không giám sát trẻ trong khu vực bơi của trẻ em

Mặc dù những khu vực bơi dành cho trẻ khá an toàn về độ sâu và có nhiều đồ chơi khiến trẻ thích thú. Thế nhưng đây cũng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn với các sàn và bậc thang lên xuống bể khá trơn trượt. Thêm vào đó, nhiều đồ chơi dưới nước lâu ngày chứa nhiều kí sinh trùng mà nếu nó không được vệ sinh thường xuyên thì sẽ là những đồ vật làm tăng nguy cơ lây lan bệnh bởi có thể các bé sẽ uống vài ngụm nước ở bể bơi vào bụng. Việc này sẽ khiến con bạn bị đau bụng, tiêu chảy, nổi mẩn ngứa…

Dùng chung kính bơi

Các em bé thường dễ dàng cho mượn kính bơi của mình nhưng điều này tiềm ẩn khá nguy hiểm, theo Trung tâm phòng chống dịch bệnh CDC của Hoa Kỳ, vi khuẩn nhiễm trùng da Molluscum Contagiosum dễ dàng lây lan ở trẻ em và một trong những cách phổ biến nhất là sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như kính bơi, đồ chơi trong bể bơi…

Bơi ở các bể bơi nước nóng

nhung-nguyen-tac-vang-khi-boi-loi
Bơi trong các bể bơi nước nóng

Những bể này không chỉ gây nguy hiểm nếu để nhiệt độ quá nóng và gây đuối nước, mà đó còn là nơi vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh chóng gây nhiễm trùng đường hô hấp, như bệnh Legionnaires, khi thở và hít phải hơi nước nhiễm khuẩn ở bể. Tuy vậy, một thông tin đáng mừng là bệnh này hiếm khi xảy ra ở trẻ em và nếu bị thì cũng ở thể nhẹ. Tuy vậy, tốt nhất là vẫn nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con em của bạn khi tham gia bơi lội ở đây.

Trẻ bơi ngoài tầm mắt của bố mẹ

Không thể phủ nhận rằng bể bơi là một nơi thư giãn và dễ khiến bạn mất tập trung vào con em mình nhất. Thêm vào đó, người lớn thường chủ quan khi nghĩ rằng nếu trẻ gặp nguy hiểm thì sẽ kêu gọi và mọi người sẽ hét lên. Theo tổ chức Safe Kids của Hoa Kỳ cảnh báo rằng, các bậc phụ huynh nên theo dõi con mình liên tục bởi khi trẻ bị đuối nước thường sẽ không có dấu hiệu nào mà chìm xuống nước. Thường xuyên quan sát trẻ và đảm bảo rằng chúng luôn trong tầm tay của một người lớn khi dưới bể.

Uống quá nhiều nước bể bơi

Uống phải nước ở bể bơi không chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn mà nhiều khi những vi khuẩn này còn gây kích ứng đường hô hấp khiến trẻ không thể thở được dấn đến bị đuối nước sau khi bơi – gọi là chết đuối cạn. Tùy cơ thể và lượng chất lỏng tích tụ trong phổi gây ra các vấn đề về hô hấp (chết đuối thứ cấp), thậm chí việc này còn xảy ra trong 24h sau khi bơi.

Chơi với những đồ chơi gây hại

Theo nghiên cứu của CDC, nhiều đồ chơi chúng ta mua cho con trẻ thường không an toàn (do xử lý nhiệt ao, lẫn nhiều tạp chất trong vật liệu sản xuất đồ chơi…), tệ hơn nữa nhiều chất trong đó còn có khả năng gây ung thu. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, người lớn hãy cố gắng chọn lựa những đồ chơi không có mùi vị kích thích trẻ như mùi dâu tây, hạnh nhân… và những đồ chơi có chất keo dính, cao su, silicon…

Uống quá nhiều Clo

nhung-nguyen-tac-vang-khi-boi-loi
Uống quá nhiều nước bể bơi chứa clo

Một số bể bơi sử dụng clo làm sạch nước, tuy nhiên lượng clo trong nước khá lớn, và nếu trẻ uống phải nước ở các bể bơi này thì sẽ khiến chúng bị ho, khó thở, nôn mửa, nhiều trường hợp khác còn gây hen suyễn, dị ứng… Để giữ an toàn cho trẻ, các chuyên gia khuyên bạn nên tìm một bể bơi sử dụng bộ lọc muối (chỉ chứa một lượng nhỏ clo trong ngưỡng an toàn) hoặc các bể bơi sử dụng công nghệ UV để lọc nước.

Bơi gần những bộ lọc nước

Mặc dù nguy cơ từ những bộ lọc nước trong bể bơi không cao nhưng từng có tai nạn xảy ra khi trẻ chơi gần các bộ phận này trong bể. Trường hợp một bé gái chơi gần bộ phận lọc sạch nước trong bể bơi đã gần bị chết đuối sau gần 2’ chìm dưới nước, nguyên nhân là do tóc bị kẹt và cuốn vào trong ống lọc nước của bể, rất may sau đó em bé đã kịp thời được cứu thoát. Tuy nhiên lời khuyên đưa ra là hãy dạy con bạn tránh xa những chỗ nguy hiểm từ khi chúng mới bắt đầu tập bơi ở bể.

Những khu vực nước nông thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

nhung-nguyen-tac-vang-khi-boi-loi
Cẩn thận khi đi bơi tại các vùng nước nông

Mặc dù những bệnh liên quan tới nước trong bể bơi có thể xảy ra bất cứ khi nào bé bơi ở bể, nhưng theo một nghiên cứu thì ở những khu vực nước nông thường có xu hướng bị ô nhiễm cao hơn và có nguy cơ gây các bệnh về đường tiêu hóa cấp tính cao hơn nếu trẻ uống phải nước từ những vùng nông trong bể bơi. Vì vậy cha mẹ hãy cân nhắc thật kỹ trước khi cho trẻ đến những thiên đường này trong mùa hè.

Trên đây là những nguyên tắc vàng khi bơi lội ngày nắng nóng mà SUN Pool nhắc bạn để tránh mắc phải. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn cho bản thân và con em mình để có một mùa hè bơi lội thật sảng khoái. Cảm ơn các bạn đã đọc hết bài viết, xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.

Đăng ký ngay  ngay hôm nay để trải nghiệm bể bơi trên cao hiện đại và  nhận ưu đãi lên tới 40%

Nhận tư vấn

SUN Pool hệ thống bể bơi 4 mùa cao cấp cho cả gia đình.

  • Trang chủ: SUN Pool – Bể bơi 4 mùa bậc nhất Hà Nội
  • Fanpage: SUN Pool – Học viên bơi lội
  • Cơ sở 1: Tòa nhà Sky Park Residence – Tầng 6 – Tháp A – Số 3 Tôn Thất Thuyết – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Cơ sở 2: Tòa nhà Hateco Laroma – Tầng 6 – 4A Huỳnh Thúc Kháng – Đống Đa – Hà Nội
  • Cơ sở 3: Tòa nhà Grandeur Palace – Tầng 2 & 22 – 138B Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội
5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *